Trồng thủy canh là kỹ thuật trồng xà lách không cần đất. Thay vào đó, cây được trồng trực tiếp trong dung dịch dinh dưỡng và các giá thể khác, có thể là xơ dừa, mút xốp, trấu hun,…Rau xà lách mỡ nói riêng và rau xà lách nói chung là loại cây dễ trồng với phương pháp thuỷ canh nên thường được áp dụng rộng rãi tại các trang trại, hộ gia đình. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu ưu nhược điểm và cách trồng xà lách mỡ bằng phương pháp thuỷ canh.
Ưu điểm trồng xà lách mỡ thuỷ canh
- Hạn chế được sâu bệnh: Nhờ vào việc không sử dụng đất mà phương pháp trồng xà lách mỡ này sẽ hạn chế một lượng lớn nguồn mầm bệnh từ đất cũng như vấn đề về cỏ dại, từ đó không tốn chi phí cho thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, giúp cây trồng đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm.
- Tiết kiệm không gian: Hệ thống thủy canh có thể được thiết kế nhiều tầng đảm bảo tối ưu không gian mà vẫn đảm bảo sự phát triển của cây.
- Năng suất cao gấp 2 lần so với trồng xà lách mỡ trên đất: Mô hình trồng rau thủy canh được công nhận là cho năng suất cao gấp 1,5-3 lần so với mô hình trồng rau truyền thống.
- Tốn ít công chăm sóc: Mô hình thủy canh là mô hình tự động hóa, nhiệm vụ duy nhất của người trồng là điều chỉnh dung dịch dinh dưỡng và quan sát sự phát triển của cây. Vì vậy sẽ mất ít thời gian để chăm sóc cây hơn.
- Tiết kiệm nước: Trồng thủy canh hạn chế tối đa sự bay hơi của nước cũng như không có sự lãng phí nước ngấm vào môi trường đất như mô hình trồng rau truyền thống.
- Chi phí duy trì thấp: Chi phí duy trì của phương pháp trồng rau xà lách mỡ thủy canh thấp do tiết kiệm được chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, nước,…

Xà lách mỡ thuỷ canh tích hợp nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp trồng truyền thống
Nhược điểm
- Chi phí đầu tư cao: So với mô hình truyền thống thì hệ thống thủy canh đòi hỏi chi phí đầu tư cao hơn nhiều vì phải xây dựng mô hình gồm hệ thống khung giàn, hệ thống bể chứa, bơm dinh dưỡng,…
- Đòi hỏi kiến thức chuyên môn: Mô hình thủy canh đòi hỏi người trồng phải có kiến thức về dinh dưỡng và hệ thống cài đặt tự động. Vì vậy, khá khó khăn để tạo một mô hình thủy canh tại nhà mà không có sự hướng dẫn từ người có kiến thức.
- Sâu bệnh phát sinh sẽ lây lan nhanh chóng: Vì là trồng cây trong một hệ thống khép kín bằng nước nên trong trường hợp sâu bệnh phát sinh thì sẽ nhanh chóng lây lan đến các cây trồng cùng bể chứa dinh dưỡng.
Cách trồng rau xà lách mỡ thủy canh tại nhà

Một giàn trồng rau thuỷ canh kết hợp đèn led quang hợp để trồng xà lách và rau cải
1. Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ trước khi trồng
Chuẩn bị giá thể thủy canh
Có nhiều loại giá thể thủy canh như: trấu, cát, xơ dừa, dăm bào gỗ thông,… Rau xà lách mỡ rất dễ trồng nên bạn dùng bất kỳ loại giá thể nào cũng đều trồng được. Trồng rau xà lách mỡ thủy canh tại nhà thì sử dụng xơ dừa để làm giá thể là phù hợp nhất vì chúng vừa dễ tìm vừa có giá rẻ.
Giàn thủy canh
Tùy vào nhu cầu và điều kiện không gian mà bạn có thể thiết kế giàn thủy canh với kích thước, số tầng cho phù hợp. Giàn thủy canh cần có những lỗ cách nhau khoảng 30cm, bao nhiêu lỗ tương ứng với bấy nhiêu chậu lưới để hỗ trợ cho sự phát triển của từng cây con.
Chuẩn bị thùng chứa dinh dưỡng
Cần chọn thùng có diện tích bề mặt lớn, sâu ít nhất 20cm để rễ dễ dàng phát triển. Không nên sử dụng thùng chứa bằng kim loại vì khi kim loại bị ăn mòn sẽ giải phóng chất hóa học, phá vỡ quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Máy bơm
Để trồng thủy canh đạt năng suất cao thì bạn cần chuẩn bị máy bơm để luân chuyển dòng dinh dưỡng trong thùng chứa một cách liên tục để cung cấp dinh dưỡng và oxi cho xà lách.
Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng
Xà lách mỡ thường cần được cung cấp lượng lớn các chất Kali, Canxi, Magie nên bạn cần cung cấp và phối hợp các chất dinh dưỡng đầy đủ cho cây. Bạn có thể mua hỗn hợp dinh dưỡng/hỗn hợp thủy canh về sử dụng cho khu vườn của mình.
2. Ươm hạt giống
Ngâm hạt: cho hạt vào ngâm trong nước khoảng 50 độ trong 2-3 tiếng để loại bỏ hạt lép, hạt sâu, tăng tỷ lệ nảy mầm cho hạt. Sau đó cho hạt giống vào các giá thể đã được làm ẩm bằng dung dịch dinh dưỡng rồi đặt vào rọ trồng rau.
3. Trồng và chăm sóc rau xà lách mỡ thủy canh
Ươm hạt giống đến khi cây cao 5cm và có khoảng 4 lá thì tiến hành trồng thủy canh. Cẩn thận xếp cây lên giàn thủy canh. Chú ý không được cây bị gãy, dập lá hoặc đứt rễ trong quá trình chuyển.
Nồng độ dinh dưỡng cho rau xà lách mỡ là từ 600 – 800ppm. Thời gian thu hoạch cây là khoảng 40 – 50 ngày. Nhiệt độ nước thích hợp nhất để trồng xà lách mỡ thuỷ canh là khoảng 20 – 25 độ. Nhiệt độ môi trường dưới 25 độ là nhiệt độ tốt nhất đề cây phát triển.
Vì vậy, loại cây này thường phải được trồng vào mùa lạnh. Nếu muốn trồng xà lách mỡ vào mùa hè hệ thống trồng cần được lắp đặt một số thiết bị làm mát nước và không gian trồng.
Trên đây là ưu và nhược điểm cũng như cách trồng rau xà lách mỡ thủy canh tại nhà. Hi vọng với bài viết này, Harau có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
Mọi thông tin chi tiết về việc mua rau củ quả trồng bằng phương pháp thuỷ canh nói riêng và các loại rau củ quả nói chung vui lòng liên hệ: